KẾ HOẠCH TUẦN 1 THÁNG 7
(Từ 3/7 đến 7/7/2023)
Chủ đề : Lời nói yêu thương
Lớp: Lá
NỘI DUNG | THỨ 2 | THỨ 3 | THỨ 4 | THỨ 5 | THỨ 6 |
Đón trẻ_
Trò chuyện sáng |
– Đón trẻ và trao đổi với phụ huynh về tình hình của bé.
– Trẻ giúp cô sắp xếp bàn , ghế, lau muỗng , tô chuẩn bị ăn sáng. – Nhắc nhở trẻ chào hỏi cô và ba mẹ khi đến trường – Nhắc lại các kỹ năng bé có thể tự phục vụ bản thân:rửa tay, lau mặt, sắp xếp quần áo gọn gàng…
|
||||
Thể dục sáng |
* Khởi động : Đi vòng tròn kết hợp với các kiểu chân.
* Bài tập phát triển chung: Tay, chân, bụng , bật. * Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng |
||||
Hoạt động học |
Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
-Ứng xử văn hóa: Bé tiếp đón khách: Bé chào hỏi khi khách đến chơi, bé mời khách uống nước, bé không quấy rầy mẹ khi mẹ đang nói chuyện với khách. |
Phát triển nhận thức:
-KPKH: Cây yêu thương – gieo hạt lúa bằng hũ sữa chua
|
Phát triển ngôn ngữ:
-Kể truyện: Sự tích hoa cúc trắng
|
Phát triển thẩm mỹ:
-Hát: Ai thương con nhiều hơn?
|
Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:
-Cơ thể là của con: Dạy trẻ tự tôn trọng các bộ phận trên cơ thể của mình |
Chơi góc |
– Góc phân vai: chuẩn bị đồ dùng gia đình: tạp dề, nồi, chén, ly, một số rau, củ, trái cây, trang phục bác sĩ, đồ dùng bác sĩ.
– Góc xây dựng:các con vật, gạch xây dựng, xốp bitis, các loại hình học khác nhau, hàng rào, cây xanh. Tận dụng các NVL mở như thùng cattoong, hộp sữa, lõi giấy làm xe, mô hình ngã tư đường phố – Góc học tập: mô hình giao thông, bài tập về số lượng, hình học, các trò chơi có luật, ôn số lượng trong phạm vi 10. – Góc tạo hình :Giấy, màu sáp, đất nặn, bảng đen, vẽ, tô màu nước, xé dán theo ý thích bé, Rèn kỹ năng chơi góc tạo hình (trẻ biết chơi với đất nặn như lăn tròn,lăn dài,ấn bẹp tạo ra các loại quả,loại bánh có hình dán kích thước khác nhau,…xé,dán và tô màu…) – Góc âm nhạc: trống lắc, phách tre, nón, dụng cụ âm nhạc,trang phục, nhạc bé biễu diễn, múa hát theo chủ đề.
|
||||
Chơi ngoài trời | Bé đi bơi | – Quan sát vườn rau ở trường | – TCDG: Rồng rắn lên mây
– Chơi tự do
|
Bé đi bơi | – Trò chơi: Cáo và thỏ
– Chơi tự do |
Ăn ngủ, vệ sin
H |
– Cũng cố kỹ năng rửa tay, lau mặt, đánh răng đúng cách.
– Phụ cô chuẩn bị đồ dùng ngủ: bưng giường- gối – Trẻ tự xúc ăn, không nói chuyện khi ăn. – Trẻ đánh răng, thay đồ và tự xếp giường đi ngủ. – Mở nhạc không lời cho cháu nghe trước khi ngủ.
|
||||
Học ngoại khóa | BÉ LÀM QUEN TIẾNG ANH, VẼ, NHỊP ĐIỆU | ||||
Sinh hoạt chiều | -Ôn lại kỹ năng ứng xử văn hoá: bé tiếp khách.
-Ôn tập đếm số trong khả năng của bé- đồ theo chữ số 3. |
-Phát triển thể chất:
-Đi nối bàn chân tiến lùi. -Rèn kỹ năng : sắp xếp quần áo gọn gàng.
|
-Ôn các nét cơ bản
– Đồ theo nét: Nét móc trên |
-Vẽ: con vật mà em yêu thích.
-Chơi tự do các góc. |
-Ôn lại bài hát: Ai thương con nhiều hơn.
-Phát sản phẩm cây yêu thương cho bé tặng ba mẹ |
Truyện: Sự tích hoa cúc trắng
Ngày xửa ngày xưa, ở một xóm nọ rất vắng người, trong xóm có rất ít hộ dân, trong nhà nọ chỉ có 2 mẹ con ở với nhau, nương tựa vào nhau để sống.
Người cha không may đã mất từ rất sớm, để lại 2 mẹ con cô đơn trong túp lều nhỏ rách nát, hai mẹ con phải làm việc vô cùng vất vả thì mới kiếm đủ tiền ăn.
Vào một ngày kia, người mẹ vì làm việc quá nhiều, kiệt sức nên bị ốm. Bà liền gọi con gái tới bảo rằng:
-Con ơi! Giờ con hãy đi tìm thầy thuốc tới đây giúp mẹ. Cô bé vâng lời mẹ, vội vàng chạy đi tìm thầy thuốc. Cô bé vừa đi vừa lo lắng cho mẹ của mình. Trên đường đi cô vô tình gặp được một cụ già tóc bạc, râu trắng. Cụ già thấy cô bé vừa vội vàng như vậy liền gọi lại hỏi thăm.
-Này cô bé, cháu đi đâu mà vội vàng thế?
Dù đang đi rất vội nhưng cô bé vẫn dừng lại trong chốc lát để trả lời cụ già:
-Thưa cụ, giờ cháu đang đi mời thầy thuốc ạ, mẹ cháu đang bị bệnh rất nặng.
Nghe vậy cụ già liền bảo cô bé:
-Ta chính là thầy thuốc đây, giờ cháu dẫn ta tới nhà cháu đi, ta sẽ khám bệnh cho mẹ cháu.
Nghe thấy vậy cô bé hết sức vui mừng, dẫn đường cho cụ già về nhà mình. Đến nơi, cụ già liền khám bệnh cho mẹ của cô bé. Sau đó cụ già nói cho cô bé là:
-Bệnh của mẹ cháu giờ đã nặng lắm rồi. Nhưng ta sẽ cố hết sức để có thể chữa khỏi bệnh cho mẹ của cháu. Giờ cháu phải đi ngay tới chỗ gốc đa ở đầu rừng, cháu sẽ thấy gần đó có bông hoa màu trắng, sau đó cháu hãy mang bông hoa đó về đây.
Ngoài trời bây giờ đang có gió rất lạnh. Cô bé trên người chỉ mặc một chiếc áo mỏng ở trên người. Nhưng vì nhà nghèo quá, thương mẹ nên cô bé vẫn tiếp tục đi tìm, cô cứ đi mãi, đi mãi cho đến khi đôi chân của cô bé đã mỏi nhừ thì cô mới tới được chỗ gốc đa, nơi đầu rừng như lời của cụ già nói.
Cô bé nhìn xung quanh gốc cây thì thấy ngay bụi cây gần đó với một bông hoa màu trắng rất dẹp. Cô bé liền hái bông hoa lên, nâng niu chúng ở trên tay. Đột nhiên cô lại nghe thấy tiếng nói của bà cụ già đang văng văng bên tai của mình.
-Bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sẽ sống được bấy nhiêu ngày.
Cô bé lập tức nhìn xuống bông hoa và cẩn thận đếm từng cánh một.
-Một cánh, hai cánh, ba cánh, bốn cánh—hai mươi cánh. Có nghĩa là mẹ mình chỉ có thể sống được 20 ngày nữa sao?
Sau một hồi suy nghĩ cách giải quyết, cô bé ngồi xuống, nhẹ nhàng xé từng cánh hoa ra rất nhiều sợi nhỏ khác nhau. Mỗi sợi nhỏ ấy lại trở thành một cánh hoa, từ một bông hoa chỉ có hai mươi cánh giờ đây đã trở thành bông hoa có vô vàn cánh hoa.
Cô bé nhanh chóng đem theo bông hoa chạy về nhà với mẹ. Khi vừa chạy về tới nơi cô bé đã thấy cụ già kia đứng ngay trước cửa nhà mình để chờ mình. Cụ già tươi cười nói với cô bé rằng:
-Mẹ của cháu đã khỏi bệnh rồi đấy. Đó chính là phần thưởng cho lòng hiếu thảo, ngoan ngoãn của cháu.
Kể từ đó, hàng năm cứ vào mùa thu thì bông hoa có nhiều cánh hoa lại đua nhau nở rộ, vô cùng xinh đẹp, từ lúc đó trở đi người ta đặt tên cho bông hoa đó là bông hoa cúc trắng, là biểu tượng cho lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ mình.
Hát: Ai thương con nhiều hơn
Ba với mẹ đều thương con
Nhưng không biết ai thương con nhiều hơn
Con nghĩ hoài mà không ra
Hỏi bác gấu búp bê cũng lắc đầu
Ba thương con nhưng ba không nói
Mẹ yêu con mẹ không giấu một lời
Khó quá đi thôi khó quá đi thôi
A con biết rồi ba với mẹ đều thương con bằng nhau