1. Trẻ liên tục ăn vạ  

Trẻ ăn vạ là một vấn đề đau đầu của các bậc làm cha làm mẹ, nhất là những vấn đề cực kỳ vô lý, phải đòi bằng được bất chấp tất cả. Nhất là ở những nơi công cộng, dù cha mẹ làm cách nào, trẻ cũng không thể bình thản lại được, thật sự xấu hổ vô cùng.

Tuy nhiên, theo khoa học, ăn vạ có tên gọi là chứng cuồng loạn, thường xuyên xảy ra ở trẻ với nhiều nguyên nhân: do trẻ mệt, buồn ngủ, đói, hoặc muốn có những thứ mình muốn. Người lớn có thể điều khiển được cảm xúc của mình, nhưng hệ thần kinh của trẻ còn non yếu nên không thể làm được việc đó. Vậy nên thay vì la mắng, cha mẹ hãy hướng sự chú ý của trẻ vào một việc khác, hoặc để trẻ khóc và tự bình tĩnh lại.

2. Trẻ liên tục ném đồ đạc 

Liên tục ném đồ đạc là một thói hư tật xấu của trẻ: đồ chơi, bút bi, thú bông,… hoặc đơn giản là thứ làm chúng nhức mắt. Thậm chí, trẻ còn khóc mếu ầm ĩ, và chỉ dừng lại khi cha mẹ nhặt lên cho chúng. Sự ngỗ ngược này của trẻ đều có nguyên do.

Thứ nhất, là do não của chúng chưa hoàn thiện. Thứ hai, đây là cách giúp trẻ phát triển khả năng vận động, phối hợp linh hoạt giữa tay và mắt. Thứ ba, khi ném đồ, trẻ sẽ học được rằng, nếu ném thứ gì đi thì nó sẽ rơi xuống. Vậy nên cha mẹ đừng quát mắng, mà hãy nhẫn nại giải thích cho trẻ, thứ nào ném được, thứ nào không.

3. Trẻ khóc không có nguyên do  

Đối với con trẻ, não bộ chưa hoàn thiện, tiếng khóc giống như một ngôn ngữ để thông báo cho mọi người biết về tình trạng của mình: đó có thể là nhu cầu cơ bản, cảm xúc hay điều trẻ muốn nói, nhưng không biết diễn tả thế nào. Việc cha mẹ nên làm, không phải quát mắng, ép trẻ nín khóc ngay, mà hãy tinh tế giải mã tiếng khóc của trẻ. Đồng thời, sau đó, hãy dạy dỗ, rèn luyện cho trẻ cách thể hiện cảm xúc của mình.

    Theo Phunutoday

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0906370058