KẾ HOẠCH TUẦN 2 THÁNG 04

LỚP LÁ 

( TỪ  10.4 ĐẾN14.4.2023 )

Chủ đề  : Những con vật sống dưới nước.

                                                                       

NỘI DUNG

 

THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6
Đón trẻ, Trò chuyện sáng –         Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ

–         Giáo dục lễ giáo cho bé khi đến trường

–         Trò chuyện về các loại xe, cách vận hành các loại xe, sự an toàn khi tham gia giao thông

–         Nhắc nhở trẻ không chạy, đùa giỡn khi lên xuống cầu thang.

–         Thưởng thức buffet sáng thứ 6 ( 14/4/2023)

 

 

Thể dục sáng T Khởi động : Đi thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, chạy nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.

T Tập bài tập phát triển chung.

T Hồi tĩnh : Đi nhẹ nhàng

Hoạt động học  Phát triển ngôn ngữ

Kể chuyện: “Cá cầu vòng can đảm”

 

Phát triển thẩm mĩ:

Nặn con cua.

 Phát triển nhận thức

– Làm quen dấu trong phép toán đơn giản: + , -, dấu lớn, dấu bé, dấu bằng.

 

Khám phá khoa học:

– Khám phá khoa học: thí nghiệm thổi bong bóng bằng chai

Phát triển thể chất:

Bật qua vật cản 10 –  15cm

 

Chơi góc : – Góc phân vai : Khăn bàn, đồ dùng gia đình, bình hoa, bánh , chai nước…

+ Đồ dùng bác sĩ.

– Góc xây dựng : Mô hình ao cá, khối gạch, nút ghép ,hàng rào, hoa,  cỏ…

– Góc học tập: Các mẫu bài tập, giấy A4, màu tô, bút chì, hình học, tranh ghép….

– Góc âm  nhạc : Thanh tre, phách gõ, trống rung, máy nhạc, nón sinh nhật….

 

 

Chơi ngoài trời

 

Bé đi bơi

 

 

 

– Trò chơi vận động: Cá sấu lên bờ

– Chơi tự do

 

TC: Phân loại các con vật sống dưới nước

 

Bé đi bơi

– Trò chơi chuyền trứng

– Chơi tự do

Ăn ngủ

Vệ sinh

– Vệ sinh cá nhân trước khi ăn. Rửa mặt, rửa tay…

– Tổ chức cho trẻ bữa ăn trưa, gd dinh dưỡng, động viên trẻ ăn ngon miệng

– Vệ sinh sau khi ăn: lau mặt, lau tay…Cô chú ý sửa sai các thao tác cho trẻ.

– Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước khi vệ sinh.

– Ngủ trưa: Không gian thoáng mát, yên tĩnh, cô chú ý QS chỉnh tư thế nằm của trẻ _

Học ngoại khóa BÉ LÀM QUEN TIẾNG ANH- VẼ- NHỊP ĐIỆU
Hoạt động chiều – Xem môi trường sống của các con vật.

-Giáo dục trẻ biết bảo vệ , giữ gìn môi trường nước.Không xả rác bừa bãi.

 

– Trò chuyện về các con vật sống dưới nước.

– Cho trẻ tập viết các thẻ từ.

-Đọc bài thơ : Nàng tiên ốc..

– Chơi tự do

 

 -Làm bài tập toán cộng- trừ.

-Ôn lại bài thơ: Nàng tiên ốc

 

-Ôn lại câu chuyện cá cầu vòng can đảm

-Bé chơi tự do

NỘI DUNG HỌC TUẦN 2 THÁNG 4.

Thơ: Nàng tiên ốc

Xưa có một bà già nghèo
Chuyên mò cua bắt ốc
Một hôm bà bắt được.
Một con ốc xinh xinh
Vỏ nó biêng biếc xanh
Không giống như ốc khác
Bà thương không muốn bán.
Bèn thả vào trong chum.
Rồi bà lại đi làm.
Đến khi về thấy lạ
Sân nhà sao sạch quá
Đàn lợn đã được ăn
Cơm nước nấu tinh tươm
Vườn rau tươi sạch cỏ.
Bà già thấy chuyện lạ
Bèn có ý rình xem
Thì thấy một nàng tiên
Bước ra từ chum nước.
Bà già liền bí mật.
Đập vỡ vỏ ốc xanh
Rồi ôm lấy nàng tiên
Không cho chui vào nữa
Hai mẹ con từ đó
Rất là yêu thương nhau

Truyện: Cá cầu vồng can đảm

Xa tít ngoài đại dương, có môt đàn cá tụ tập bên nhau. Đó là giống cá đặc biệt, mỗi con đều có những cái vây long lánh. Kể từ khi cá Cầu Vồng phân phát lớp vây đẹp cảu mình cho đàn cá chung quanh, thì tất cả trở thành bạn thân, làm gì cũng có nhau. Chúng bơi chung, chơi chung, ăn chung và khi ngỉ ngơi, chúng cũng quây quần bên nhau.
Đàn cá sống êm đềm bên nhau, không thèm để ý đến những giống cá khác. Một hôm, giữa lúc chúng đang chơi trò chơi đuổi bắt, bỗng có chú cá nhỏ đuôi vằn bơi lạc tới, cả bầy nhìn chú với những ánh mắt xa lạ!
Chú cá đuôi vằn lên tiếng nói:
– Các bạn cho tôi chơi chung với, được không?
Một con trong bầy đáp lại ngay:
– Chúng tôi đang chơi trò đuổi bắt. Đứa nào bị chộp vào váy là thua. Anh không có váy như tụi tôi, làm sao chơi được!
Chú cá đuôi vằn hỏi thêm:
– Phải có vẩy đặc biệt mới chơi được hay sao?
– Dĩ nhiên rồi! – một chú cá trong bầy trả lời – Thôi, tụi mình chơi tiếp đi. Đừng để ý đến nó nữa.
Nói xong cả bầy quay về với trò chơi dang dở.
Nhưng cá Cầu Vồng lấy làm áy náy lắm.Vì không muốn mất lòng bầy cá bạn nên Cầu Vồng không dám lên tiếng nói giúp chú cá đuôi vằn kia. Cá Cầu Vồng từ từ bơi ra nhập bọn cùng nhóm bạn cá, nhưng trong lòng cảm thấy hơi xấu hổ.
Chú cá mỏ đuôi vằn một mình bơi quanh ghềnh đá. Buồn rầu nhìn đàn cá chơi đùa với nhua. Cuộc chơi vui quá, lũ cá lao vùn vụt, ngụp lặn đuổi bắt nhau dưới làn nước trong xanh những lớp vây lóng lánh sáng.
Trong khi đó cá Cầu Vồng nhớ lại cái cảm giác cô đơn hồi trước mà chính nó đã trải qua. Ngày ấy tất cả mọi con cá khác đều không chơi với nó không san sẻ cho ai lớp vẩy rực rỡ của mình. Bây giờ thì ai cũng thích rủ cá Cầu Vồng cùng chơi vì nó đã chia vẩy đẹp của mình cho các con cá khác.
Mải chơi nên cẳhng đứa nào biết rằng có sự nguy hiểm đang sắp xảy ra quanh ghềnh đá…
Một con cá mập bất chợt như mũi tên phóng vụt tới giữa bầy cá nhỏ. Lũ cá hỏang hốt chạy tứ phía, tìm chỗ ẩn núp.
May quá, chúng tìm được chỗ trốn an toàn sau khe đá. Con cá nập lớn quá chui qua không lọt.
Nhưng riêng chú cá đuôi vằn thì lội vào không kịp. Cá Cầu Vồng nhìn ra, vô cùng lo sợ.
Con cá nhỏ bên cạnh hỏi;
– Chuyện gì vậy?
Cá Cầu Vồng đáp:
– Chú cá đuôi vằn còn kẹt ngoài kia. Chỉ còn mình nó! Tụi mình phải nhanh lên giúp nó, không thôi nguy mất!
Vừa nói dứt lời, cá Cầu VỒng bơi ra và gọi bạn bè:
– Các bạn theo tôi mau!
Cả bầy cá lo sợ, nhưng chúng biết việc phỉa làm. Chúng cùng nhau bơi theo cá Cầu Vồng và chẳng bao lâu chúng trông thấy chú cá đuôi vằn nhỏ bé đang lội vùng vậy trườc cái miện hãi hùng của cá mập. cá Cầu Vồng thấy chú cá đuôi vằn sắp kiệt sức mất rồi!
– Mau lên! Xông vào cứu nó!
Cá Cầu Vồng hô lớn. Thế là tất cả đàn cá nhất lạot lao về phía cá mộp. Cá mập lúng túng, quay bên này, quẹo bên kia, chộp bên phải, đớp bên trái, cho đến khi mắt hoa cả lên!
Nhờ vậy, cá Cầu Vồng lặng lẽ đưa được chú cá đuôi vằn thoát ra chỗ an toàn. Chú cá đuôi vằn nhỏ nói:
– Anh thật là can đảm! cá ơn anh đã cứu tôi!
Rồi cả bầy nhìn theo con cá mập mệt mỏi bơi đi chỗ khác.
Khi tất cả đàn cá đã an toàn trở về ghềnh đá, chúng cùng nhau đón mừng chú cá đuôi vằn nhập bọn. Cá Cầu Vồng bảo:
– Ở lại đây chơi với tụi tôi nhé!
Cá đuôi vằn hỏi:
– Tôi không có vảy như các bạn, làm sao chơi được?
Một con cá nói:
– Bạn không có vảy như chúng tôi, nhưng bạn có vi giống chúng tôi. Vậy thì mình đổi trò chơi. Thay vì đụng vào vảy thì đứa nào bị đụng vào vi là thua!
Cả bầy reo hò đồng ý và lao ra chơi đùa giữa dòng nước trong xanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0906370058