KẾ HOẠCH TUẦN 1 THÁNG 1

                                  CHỒI

                                  (Từ  3/1đến 6/1/2023)

                                        CHỦ ĐỀ :  Mùa xuân đến rồi

 

NỘI DUNG THỨ 2 THỨ 3 THỨ 4 THỨ 5 THỨ 6
Đón trẻ_

Trò chuyện sáng

– Cô đón trẻ, trò chuyện trao đổi tình hình sức khỏe với phụ huynh

– Nhắc nhở trẻ chào hỏi cô và ba mẹ khi đến trường

– Trò chuyện với bé về chủ đề, về những dự định trong dịp tết.

 

Thể

dục sáng

– Trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi với kiễng chân, gót chân, khom lưng, vung tay, chạy nhanh, chạy chậm

– Trẻ tập bài tập phát triển chung : tay; bụng- lườn, chân, bật

– Tập theo bài “ Tết tết tết đến rồi ”

 

Hoạt động học

 

NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH

 Phát triển ngôn ngữ

Kể chuyện :Sự tích bánh chưng, bánh dày.

 Phát triển thẩm mỹ:

-Hát đúng giai điệu, lời bài hát : “Sắp đến Tết rồi”

Phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội:

Làm gì khi khách đến thăm nhà.

Hoạt động bé trải nghiệm:

Hương vị ngày tết- Gói bánh chưng ngày tết

 

Chơi góc

– Góc xây dựng: Rèn bé kỹ năng chơi góc xây dựng

– Góc phân vai: Chuẩn bị đồ dùng gia đình (tạp dề, ly, chén, một số rau củ,bánh mứt, trang phục bác sĩ.

– Góc học tập:  bài tập hình khối, bút màu, viết chì, thẻ loto, domino, xếp hình tranh ảnh ngày tết

– Góc tạo hình: Kỹ năng di màu, kỹ năng vẽ các hình học

– Góc âm nhạc: Trống lắc, phách tre, nón, dụng cụ âm nhạc, bé biểu diễn múa hát theo chủ đề

Chơi ngoài trời NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH –  Bé đi tham quan các đồ trang tri têt o trường

– Chơi tự do

 

Bé đi bơi -TCVĐ : Kéo co.

– Chơi tự do

– Chơi tự do
Ăn ngủ, vệ sinh – Trẻ biết phân công nhiệm vụ để chuẩn bị giờ ăn. Thực hiện các thao tác rửa tay, lau mặt trước khi ăn và đánh răng sau khi ăn.

– Biết tên món ăn hằng ngày, gọi tên những loại thực phẩm có trong món ăn đó

– Rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ, cất và xếp gối gọn gàng khi ngủ dậy.

– Rèn cho trẻ tự thay quần áo và gấp quần áo gọn gàng.

Học ngoại khóa BÉ LÀM QUEN TIẾNG ANH- VẼ- NHỊP ĐIỆU
Sinh hoạt chiều NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH – Cho trẻ kể lại câu chuyện bánh chưng, bánh dày theo cách của trẻ

– Bé học vẽ

– Giáo dục cháu biết thể hiện tình cảm của mình qua những lời chúc tết  với người thân, cô giáo và bạn bè.

– Ôn lại bài hát “ sắp đến tết rồi”

– Cho trẻ xem video cách gói bánh chưng ngày tết.

-Trao đổi cùng bé về kế hoạch ngày mai, tạo hứng thú cho bé.

– Ôn lại kỹ năng: làm gì khi khách đến thăm nhà?

– Tập bé biết thể hiện : lời chúc tết đến người thân nhân dịp tết đến.

 

 

 

Sự tích bánh chưng, bánh dày

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.

Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

  

Lời bài hát: Sắp Đến Tết Rồi

Bài hát: Sắp Đến Tết Rồi – Bé Bào Ngư

Sắp đến tết rồi
Đến trường rất vui
Sắp đến tết rồi
Về nhà rất vui
Mẹ sẽ may áo mới nhé
Ai cũng vui mừng ghê
Mùa xuân nay em đã lớn
Biết đi thăm ông bà.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0906370058